Previous
Next

YÊU NÔNG SẢN VIỆT

 “Yêu nông sản Việt” ra đời ngày 25.09 năm 2020, huy động nhiều lực lượng cùng tham gia thúc đẩy sự phát triển giá trị của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Chương trình gồm nhiều chuỗi hoạt động kết hợp chia sẻ thông tin, thương mại, liên kết chuỗi giá trị và vùng sản xuất tiêu thụ khép kín; tác động thúc đẩy nông dân sản xuất an toàn minh bạch tạo ra sản phẩm chất lượng, hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp…

Năm 2021 “Yêu nông sản Việt” tập trung hướng đến mục tiêu thúc đẩy hoạt động tiêu thụ nông sản trực tuyến nhằm giúp người nông dân  thu được lợi nhuận nhiều hơn khi họ có thể đưa sản phẩm chất lượng đến trực tiếp cho khách hàng và minh bạch về giá cả.

MÙA HÈ - MÙA TRÁI CÂY VIỆT

Đứng trước khó khăn của đại dịch Covid lần thứ 4, năm 2021 bên cạnh những thành công đáng khâm phục trong xuất khẩu nông sản thì tình trạng ứ đọng nông sản tươi, đặc biệt là trái cây một lần nữa gióng lên hồi chuông hành động mạnh mẽ trong cộng đồng.

Tháng 6 về, mùa hoa quả chín rộ, Bắc Giang năm nay trở thành tâm điểm của dịch bệnh nhưng cũng là tâm điểm thu hoạch của mùa Vải Thiều nứt tiếng. Với sản lượng toàn tỉnh trên 180 nghìn tấn hàng năm, tiêu thụ trong nước 50% và 50% xuất khẩu, tình hình dịch bệnh tác động khá lớn khiến hoạt động xuất khẩu ngưng trệ. Bắc Giang vẫn đang oằn mình chống dịch,  lời kêu gọi cả nước cùng chung tay tiêu thụ Vải thiều được phát đi.

“Góp sức – tiêu thụ Vải Thiều Bắc Giang” là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động thương mại của “Yêu nông sản Việt” nhằm chung tay cùng cả nước hỗ trợ Bắc Giang đưa sản phẩm Vải thiều đến gần hơn, nhanh hơn với khách hàng trong nước và các thị trường xuất khẩu cao cấp.

Thông tin cập nhật

food-connect2

Sáng nay 17/10, chương trình: “Nông dân với thương mại điện tử và quy trình sản xuất minh bạch”...

mambavui-11

Ghé thăm cơ sở sản xuất mắm Bà Ba Vui tại ấp Khánh An, xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú tỉnh An Giang...

6463fc3fda9925c77c88

"Ủng hộ nông dân – Chung tay vì nông sản Việt” với chủ đề “Yêu nông sản Việt”...

3aa15e5473f28cacd5e3

Việc thiếu kế hoạch dài hạn, sự minh bạch về quy trình sản xuất cùng với đó là khoảng cách từ cánh đồng của người nông dân đến bàn ăn.

foodconnect-gia-phap-lien-ket-nong-san5-1014_20200816_198-153342

Tháng 9/2020, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam có hướng chuyển biến tích cực, nền kinh tế nước ta bắt đầu khởi động.

foodconnect.vn-yeunongsanviet.com

Không như nông sản hữu cơ hay nhiều loại nông sản khác, nông sản thuận tự nhiên mang tính thời vụ cá biệt. Loại nông sản này chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đặc biệt uy tín về mức độ an toàn thực phẩm.

food-connect-ung-ho-nong-dan-chung-tay-vi-nong-san-viet33

Đưa trái cây đặc sản, sản xuất an toàn thuần tự nhiên vào từng nhà hàng, quán ăn, phục vụ...

08fd47e77741881fd1505

“Yêu nông sản việt” là chủ đề của Chương trình “Ủng hộ nông dân - Chung tay vì nông sản Việt” vừa được khởi động...

1735ad408ee671b828f7

Với mục tiêu giúp người nông dân có thêm một kênh tiêu thụ có hiệu quả, chương trình dự kiến tổ chức 50 hội thảo.

foodconnect.vn-yeunongsanviet.com

Đặt chân đến vùng đất đầy nắng gió Gia Lai, chúng tôi không quên bỏ lỡ điểm đến HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang...

foodconnect.vn-bobooth3

Bơ là một loại quả rất quen thuộc có những lợi ích đáng ngạc nhiên đối với sức khoẻ mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu về nó để bạn không bỏ qua những điều đáng tiếc nhất.

food-connect-workshop1

Ngày nay, người tiêu dùng chuộng mua thực phẩm trực tuyến thay vì thói quen đi chợ truyền thống hàng ngày.

anhchin-1

Sau nhiều năm canh tác mô hình thanh long xuất khẩu, nhiều nhà vườn quyết định...

e74569e24b44b41aed55

Ngày 25-9, tại TP HCM, chương trình "Ủng hộ nông dân - Chung tay vì nông sản Việt" nhằm mục tiêu kết nối tiêu thụ nông sản...

120102013_129297698913322_6471130357152387406_o

“Ủng hộ nông dân – Chung tay vì nông sản Việt” với chủ đề “Yêu nông sản Việt” nhằm mục tiêu kết nối tiêu thụ nông sản...

foodconnect.vn-yeunongsanviet.com2
Food Connect hợp tác với nhà vườn thanh long thuận tự nhiên​

Ngày 22/8, Food Connect có buổi làm việc với đại diện hợp tác xã Quê Mỹ Thạnh, hướng đến những hợp tác lâu dài, ổn định..

0b381dd224b9dbe782a8

Trong chuyến công tác cuối tháng 8, Food Connect đã làm việc với Liên minh Hợp tác xã (LMHTX) 3 tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, hướng đến những kết nối lâu dài cho đầu ra nông sản nơi đây.

Chi tiết bài viết

Thanh long thuận tự nhiên – Phát triển mô hình “mới” kiểu “cũ” để người dân Việt thưởng thức trái cây ngọt lành

Khi mới nghe qua, có thể một số người lầm tưởng thanh long thuận tự nhiên là một giống mới. Nhưng thực chất không phải vậy, đây là giống thanh long được trồng bình thường, phát triển tự nhiên với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Ý tưởng này không phải quá mới mẻ, nhưng đó là hướng đi bền vững mà nông dân Lê Văn Chín tâm huyết để người dân Việt Nam được thưởng thức loại quả không chỉ ngon ngọt mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tốt nghiệp ngành thủy sản nhưng lại bén duyên với cây trái miệt vườn, mấy chục năm qua, ông Lê Văn Chín (ngụ huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) xem cây thanh long như một phần thứ yếu trong cuộc sống của mình. Sau thời gian dài gắn bó với cây thanh long ruột đỏ, cung cấp đủ cho mọi thị trường từ trong đến ngoài nước, ông Chín quay lại canh tác thanh long theo hướng thuận tự nhiên.

1. Nỗi day dứt khôn nguôi về cây trái “sạch”

Xót xa trong một chuyến thăm hỏi người thân mắc ung thư tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ông Lê Văn Chín không ngừng suy nghĩ về bức tranh sinh tồn tuần hoàn mà con người chúng ta đang phải đối mặt. “Có phải việc lạm dụng phân thuốc quá nhiều trong sản xuất và chế biến thực phẩm đã vô hình chung khiến cho tỷ  lệ bệnh ung thư tại Việt Nam càng tăng cao?” Nghĩ một phần cũng từ ăn uống mà ra. – Ông Chín thở dài.

Hầu hết ai cũng đều biết rằng quá trình ăn uống hàng ngày có những tác động rất lớn đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên từ “biết” đến “hiểu” và “ý thức” được lại là một câu chuyện khác. Ở bất kỳ sản phẩm nào, ngay cả đối với thực phẩm cũng không ngoại lệ; người tiêu dùng Việt thường chuộng mẫu mã, ưa thích cái vẻ bề ngoài “bóng bẩy” mà ít khi để ý đến chất lượng “thật” bên trong. “Cầu” kéo theo “cung”, vì lẽ đó mà không ít người nông dân đã tạo ra quá nhiều sản phẩm kém chất lượng, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.

Khoảng hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong. Đây thực sự là những con số “biết nói” buộc chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận và cách làm.

“Tại sao không trồng rau quả tự nhiên như ông bà mình ngày xưa trồng cây cải, cây chuối, cây cam,.. sau vườn nhà để chính người dân mình được ăn ngon, sống khỏe?”

Trăn trở như vậy và nông dân Lê Văn Chín ấp ủ ý định làm thanh long thuận tự nhiên – Một mô hình “cũ” nhưng “mới” mà khi ai mới nghe qua lần đầu cũng đều không khỏi ngạc nhiên. Kể từ đó, câu chuyện thanh long thuận tự nhiên bắt đầu. Ông Chín quyết định gác lại toàn bộ sản xuất thanh long xuất khẩu trước đó mà chuyển sang hướng trồng thuận tự nhiên.

        2. Không thể mãi dựa dẫm vào thị trường xuất khẩu

Những năm trở lại đây, cùng với Tiền Giang, Bình Thuận,.. Long An là địa phương sở hữu vùng chuyên canh thanh long lớn nhất cả nước. Trong đó, thanh long ruột đỏ là giống phổ biến được người dân trồng tập trung ở những huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa và TP. Tân An.

Trước nhu cầu xuất khẩu lớn đi kèm không ít lợi nhuận “béo bở” từ thị trường Trung Quốc, nhiều bà con Long An đã dần chuyển đổi gần 90% mô hình sang cây thanh long ruột đỏ, khiến cho diện tích canh tác thanh long nơi đây tăng đáng kể. Hiện, toàn tỉnh Long An có trên 11.000 ha thanh long phân bố chủ yếu các huyện: Châu Thành (9.100ha), Tân Trụ (1.000ha),…

Mấy năm qua, cây thanh long ruột đỏ đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho nhà vườn. Sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi hecta thanh long ruột đỏ người dân đạt lợi nhuận từ 400 – 700 triệu đồng/ha/năm.

Tuy vậy, phần lớn đầu ra của loại nông sản này phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Một khi thị trường nước ngoài biến động, người dân không kịp “trở tay” sẽ dễ dẫn đến tình trạng ùn ứ, “được mùa, mất giá”.. Thời gian gần đây, tác động nặng nề của dịch Covid-19 cũng đã khiến cho tình hình xuất khẩu thanh long bấp bênh, cánh cửa xuất khẩu dần thu hẹp.

Sau nhiều năm gắn bó với cây thanh long ruột đỏ, mặc dù chứng kiến không ít hộ dân vươn lên thoát nghèo từ loại trái cây này, nhưng trong lòng ông Chín vừa mừng, cũng vừa lo – “Liệu bao giờ thì dân mình mới thôi lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc?”, “Có cách nào để nâng cao giá trị trái thanh long quê mình? Làm sao để bà con yên tâm thưởng thức hoa quả sạch ngọt lành mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe?…

Làm thế nào để không phải phụ thuộc vào thị trường nước ngoài? Chỉ có cách làm chủ được thị trường nội địa mới là phương án tốt nhất để đảm bảo đầu ra hiệu quả cho nông sản.

“Phải làm ngay từ bây giờ. Không là bây giờ thì là bao giờ!” – Ông Chín nghĩ như vậy và bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng “thanh long sạch”.

     3. Mô hình thanh long “mới” kiểu “cũ” đầy triển vọng

Hầu hết nhà vườn tại Tân Trụ (Long An) áp dụng quy trình trồng và chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên theo ông Chín, để nâng cao hơn nữa giá trị và chất lượng “sạch” cho trái thanh long, nên áp dụng trồng truyền thống.

Ông Chín cho biết, cách trồng thanh long thuận tự nhiên vô cùng dễ dàng. Toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây thanh long thuận tự nhiên chỉ yêu cầu cần cung cấp đủ nước cho cây.

Phương pháp này tuyệt đối không vuốt ngoe kích thích cho tai cứng xanh, trái bóng đẹp; việc này cắt giảm gần như tuyệt đối thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Chỉ cần bón phân vi sinh tự nhiên và dùng một lượng rất ít phân bón hóa học vào duy nhất một lần lúc cây mới bắt đầu ra nụ hoa. Cách này vừa đỡ tốn công chăm sóc, đồng thời giúp tiết kiệm phần nào chi phí phân, thuốc như bình thường.

Chính bởi tuân thủ quy trình sản xuất thanh long sạch mà trái thanh long thuận tự nhiên sẽ tồn tại một vài hạn chế kém bắt mắt về bề ngoài như vỏ sần sùi, không bóng bẩy. Do vậy, đầu ra của trái thanh long này sẽ khó khăn hơn khi đưa vào hệ thống các siêu thị hay đi xuất khẩu sang các thị trường khó tính được như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, kể cả thị trường Trung Quốc,…

Quá trình thu hoạch thanh long thuận tự nhiên cũng được đảm bảo nghiêm ngặt, thực hiện cách ly một tháng không bón phân. Tuy bên ngoài vỏ khá xấu xí nhưng nhưng chất lượng bên trong trái vẫn hoàn toàn đảm bảo. Vỏ trái thanh long thuận tự nhiên rất mỏng, gần như sát với phần thịt. Màu quả đỏ thẫm tự nhiên, đặc biệt rất giòn ngọt, không hề bị bở hay tơi xốp. Thông thường, hình dạng trái thanh long thuận tự nhiên khá mập mạp và tròn trịa, tai mềm có màu hồng cùng màu vỏ quả. Trái thanh long này tuy có hình dáng khá nhỏ nhưng cầm khá chắc tay, trọng lượng trái trung bình rơi vào khoảng 600-700 gram.

       4. Người Việt Nam trong trái tim tôi 

“Thuận tự nhiên” là kiểu mẫu nông nghiệp từ rất lâu đời, tuy nhiên, nếu thành công thì sẽ mang lại giá trị rất lớn. Giá trị ở đây không hẳn chỉ nằm ở chất lượng dinh dưỡng của loại quả mà hơn hết là ở giá trị an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. – Nông dân Lê Văn Chín chia sẻ.

Vì lẽ đó, ông Chín quyết tâm mang trái thanh long sạch đến gần hơn với người tiêu dùng bằng tình yêu người Việt.

Mặc dù thanh long thuận tự nhiên rất nhọc nhằn trong việc vươn ra thị trường thế giới, nhưng nông dân Lê Văn Chín vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng mô hình này để chinh phục thị trường nội địa. Không đánh đổi giá trị lâu dài để lấy các giá trị trước mắt, ông Chín chấp nhận mọi trường hợp rủi ro và để bắt đầu lại từ đầu với tâm nguyện mang đến cho người dân nước mình những thức quả sạch ngọt lành, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ông Chín bày tỏ: “Bản thân tôi khao khát dùng được trái cây sạch, nhất là loại hoa quả do chính mình trồng ra. Tôi cũng mong muốn gia đình, những người thân và người tiêu dùng Việt Nam cũng được thưởng thức những loại quả dinh dưỡng ấy.” Đối với ông, điều hạnh phúc và vui sướng nhất là khi người tiêu dùng của mình được thưởng thức trái thanh long sạch, bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe.

Ông Lê Văn Chín từng tâm huyết rằng, khi hợp tác xã Quê Mỹ Thạnh quê ông phát triển thành công mô hình thanh long thuận tự nhiên và trở thành một vùng nguyên liệu lớn, ông sẽ tự mình rong ruổi trên khắp mọi miền đất nước. Bằng mọi cách, ông phải đưa được trái thanh long sạch đến tay người dân mình.

Nhưng để một cá nhân có thể thực hiện được điều đó là điều không mấy dễ dàng. Thật may mắn, ông Chín có cơ hội trao đổi với Food Connect về ý tưởng này. Ông nhận thấy đây chính là thời cơ thuận lợi để giới thiệu trái thanh long sạch quê mình đến gần với người tiêu dùng Việt.

“Làm việc tốt thì mới làm được chuyện lớn” – Ông Chín xác định như vậy khi bắt tay cùng Food Connect – Giải pháp kết nối và tiêu thụ nông sản.

Theo ông Chín, đây chính là cơ hội tuyệt vời để đóng góp phần nào vào việc nâng cao giá trị cho nông sản Việt. Hơn hết, thông qua đó sẽ nâng cao ý thức, làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động sản xuất bảo đảm chất lượng sản phẩm phía người bán cũng như một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong việc chọn lựa sản phẩm an toàn; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sức cạnh tranh thực phẩm tại thị trường trong nước. Ông Chín tin tưởng rằng, một khi làm việc tốt thì ắt hẳn sẽ được cộng đồng đón nhận và ủng hộ.

                                                                                                          www.foodconnect.vn

Chi tiết bài viết

Bơ hữu cơ Đắk Lắk với tâm huyết của cán bộ hợp tác xã trẻ

Nhận thấy bơ là sản phẩm đặc trưng của quê hương, nhu cầu bơ hữu cơ của thị trường lớn nhưng tại địa phương còn manh mún và nhỏ lẻ. Chàng trai 8x – Nguyễn Phi Hồng Ngọc tốt nghiệp 2 bằng cử nhân tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa Đà Nẵng cùng nhiều anh em khác cùng chí hướng quyết đầu tư sản xuất, thành lập hợp tác xã để nâng tầm sản phẩm, làm việc với đối tác lớn.

Cùng nhau tìm ra hướng đi mới

Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp Hữu cơ Đắk Lắk được thành lập ngày 23/1/2019 với 30 thành viên. Đa số thành viên HTX có tuổi đời rất trẻ, có tâm huyết với kinh tế tập thể, trình độ chuyên môn được đào tạo ở bậc Đại học, cao đẳng.

Ngành nghề hoạt động chủ yếu của HTX là sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chuyển giao, hỗ trợ kỹ thuật, sản xuất nông sản hữu cơ, thương mại các sản phẩm hữu cơ. HTX đang hoạt động sản xuất, phát triển trên nhiều lĩnh vực, đã tạo việc làm cho các thành viên HTX và nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhất là trong lĩnh vực trồng, sản xuất chế biến cà phê chất lượng cao. HTX đã xây dựng được thương hiệu cà phê bột Yhao; trồng và sản xuất tinh dầu dược liệu với tên gọi tinh dầu Tây Nguyên Xanh; trồng và sơ chế các loại trái cây, rau, củ quả hữa cơ. Từ khi thành lập đến nay HTX đã đồng hành và gắn kết với nhiều hộ dân sản xuất sản phẩm hữu cơ; Liên kết với Tổ hợp tác sản xuất Bơ Krông Búk, nhóm sản xuất lúa ở huyện Krông Ana; Các hộ trồng cây ngắn ngày ở xã Yangghre huyện Krông Bông; sản xuất trái cây có múi tại xã EaNuoil, huyện Buôn Đôn; trồng rau củ quả tại xã Hòa khánh; Các hộ trồng cà phê tại thôn Liên cơ, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk,…

Đồng thời để tiêu thụ nông sản hữu cơ HTX còn liên kết với, chuỗi cửa hàng HIM Food tại Hà Nội, và chuỗi cửa hàng nông sản sạch tại thành phố Hồ Chí Minh như: Simple organic, Greenbot, Midori, nông sản nhà quê; ngoài ra HTX còn ra còn các kênh phân phối tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Nha Trang.

Bơ booth – đặc sản Đắk Lắk

Loại bơ này có trọng lượng trung bình từ 300 – 350g/trái. Tỷ lệ thịt quả đạt từ 70 – 75%. Thịt bơ booth vàng kem, dẻo, béo và không xơ. Hạt khít với thịt quả nhưng rất dễ tách khi ăn.

Vỏ quả già màu xanh, dày và xù xì, quả hình tròn. Mỗi quả bơ booth đều có một cuống riêng nên rất dễ dàng trong việc thu hoạch và bảo quản. Loại bơ này khi ăn có thể cảm nhận rõ vị ngọt ngậy thơm ngon. Khi ăn không cần hoặc chỉ cần thêm chút ít đường và sữa là đủ. 

Ở Việt Nam ta, bơ được trồng ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bơ sáp Tây Nguyên. Bơ ở đây phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng đất đỏ bazan nên bơ Tây Nguyên sớm trở thành đặc sản của vùng đất cao nguyên này. Ngon nhất là giống bơ được trồng tại Đăk Lăk, quả bơ to bên trong là lớp cùi bơ dầy dặn, cơm dày, ruột vàng, ngon, béo nhẹ. Chính cái vị thanh nhẹ, mát lành đó đã hấp dẫn người ăn. 

Diện tích bơ đang chuyển đổi hữu cơ của HTX lên đến 200ha (đa canh) với trữ lượng lớn ở các huyện Krông Pắc, Krông Buk, Krông Ana,…  Nhưng trong thời gian qua, giá bơ booth vào vụ đang dao động từ 30.000 – 50.000/kg, thấp hơn so với mọi năm, bơ an toàn đang phải bán ra thị trường với giá đại trà. 

Hợp tác cùng FoodConnect – nâng tầm giá trị đặc sản bơ Booth 

Vào cuối tháng 8/2020, FoodConnect được dịp ghé vườn bơ hữu cơ của gia đình anh Ngọc – Giám đốc Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp Hữu cơ Đắk Lắk, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với quy trình sản xuất hết sức bài bản từ chọn giống đến khi thu hoạch. 

Sau tốt nghiệp 2 trường Đại học, năm 2013 chàng kỹ sư Đắk Lắk quyết định gác lại công việc để làm nông nghiệp trên mảnh đất của gia đình. Với đam mê nông nghiệp từ những lần công tác trước kia, anh mạnh dạn trồng 1,5ha cây ăn trái: bơ, nhãn Thái, xoài, dừa,… và hơn 1ha để trồng rau, tất cả đều được anh đầu tư theo hướng hữu cơ. Thời gian đầu, khó khăn chồng chất: từ kiến thức, kỹ thuật, vốn,… nhưng với sức trẻ đầy tâm huyết, từng bước một hoàn thiện hệ sinh thái hữu cơ trong khu vườn của mình. 

Đầu năm 2019, sau khoản thời gian “dấn thân” làm nông nghiệp hữu cơ anh và các “chiến hữu” của mình quyết định thành lập Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp Hữu cơ Đắk Lắk với mục đích kết nối, hỗ trợ phát triển nông sản địa phương theo hướng hữu cơ bền vững. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên đứng thứ 4 cả nước với gần 5.400 km2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đa số là đất bazan màu mỡ, phù hợp để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế và xuất khẩu nhưng hiện nay vẫn chưa có hướng phát triển đúng tầm. HTX ra đời là môi trường làm việc chung giúp nhiều bà con nông dân, các bạn trẻ đam mê nông nghiệp,… cùng chung tay vào phát triển nông sản tỉnh nhà.

Không những thế, anh còn chủ động cùng anh em trong HTX xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra cho bơ tỉnh nhà. Để có được những bước đầu thành công như hôm nay, anh và HTX của mình phải đi học hỏi nhiều nơi, tham gia nhiều hội thảo, từ từ đúc kết kinh nghiệm mà chuyển giao lại cho bà con và phải thành công thì mới có thể thu hút nhiều người cùng tham gia. 

Và để phát triển đúng tiềm năng của đặc sản bơ booth Đắk Lắk HTX và FoodConnect đã liên kết ngay trên hệ thống để bán lứa bơ đang vào vụ chín rộ, cung cấp nguồn bơ sạch Đắk Lắk đến trực tiếp người tiêu dùng nội địa. FoodConnect là dự án rất có tiềm năng trong thời điểm hiện tại. Đây sẽ là giải pháp liên kết bền vững cho bà con nông dân trước tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh như hiện tại cũng như gây dựng lại niềm tin “bơ sạch Đắk Lắk” trong lòng người Việt.

                                                                                                                        www.foodconnect.vn

Chi tiết bài viết

Cùng nhau gây dựng lại đặc sản tiêu sẻ Lệ Chí

Tiêu sẻ Lệ Chí được biết đến là loại đặc sản của vùng đất Gia Lai đại ngàn. Giống hồ tiêu lâu nay trồng tại Lệ Chí là tiêu sẻ, có đặc điểm là lá nhỏ, thân nhỏ, ra nhiều chuỗi và đậu đều trái, hạt to tròn đều, chắc, vị cay và thơm hơn giống hồ tiêu khác. Hiểu được giá trị của loại tiêu địa phương, nhiều hộ dân ở xã Nam Yang – huyện Đăk Đoa, Gia Lai đã cùng nhau gây dựng lại đặc sản tiêu sẻ Lệ Chí theo hướng hữu cơ bền vững, anh Nguyễn Tấn Công – HTX Nông nghiệp Nam Yang là một ví dụ điển hình.

Trong bối cảnh hồ tiêu Tây Nguyên đang điêu đứng thì thương hiệu hồ tiêu hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang vẫn từng bước khẳng định với đầu ra ổn định, giá bán tốt. Ghé thăm HTX Nam Yang (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) vào một ngày cuối tháng 8/2020, FoodConnect không khỏi bất ngờ bởi cách mà anh Nguyễn Tấn Công và người dân nơi đây đang cùng nhau gây dựng lại giống tiêu sẻ Lệ Chí, trồng theo phương pháp hữu
 hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.

 

“Thời gian đầu năng suất rất thấp, thu nhập không đủ nhưng nghĩ về chặng đường lâu dài, vợ chồng tôi lại đồng lòng bước tiếp con đường làm tiêu hữu cơ…”

 

Tại sao phải là tiêu hữu cơ chứ không phải là một quy chuẩn nào khác?

Anh Nguyễn Tấn Công, người được xem là đã có công đầu trong việc trồng tiêu theo phương pháp canh tác hữu cơ tại Gia Lai , chăm sóc với phương pháp truyền thống không dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học hữu cơ.

Trước nhu cầu lớn của người tiêu dùng trong và ngoài nước về tiêu hữu cơ. Anh Tấn Công đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo hướng thuần tự nhiên, vừa bảo vệ được sức khỏe của bản than, vừa cung cấp ra thị trường loại tiêu an toàn.

Tôi muốn tôn trọng cái tự nhiên, phải trở về cái vốn dĩ của nó. Không nên phá vỡ những cái mà tự nhiên đã tạo ra hàng triệu năm nay. Đó là đất, đó là những cái tự nhiên nhất có thể. Đây là vườn hữu cơ nhưng thật sự có thể gọi là vườn tự nhiên. Tôi để cho cây tự chống chọi với những dịch hại và tự bản thân cây sẽ kháng lại. Đó là sự cân bằng từ đất, từ cây, từ vi sinh vật cũng như động vật, côn trùng trong môi trường mà chúng ra đang sống.” – anh Tấn Công chia sẻ.

Làm hữu cơ cần rất nhiều sự kiên nhẫn

Bảo vệ môi trường, bảo vệ người sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm là những lợi ích khi thực hành nông nghiệp hữu cơ. Đây là những điều cơ bản mà anh Nguyễn Tiến Công (Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang) rút ra được sau 8 năm theo đuổi mô hình sản xuất này. Anh Công bắt đầu thực hành sản xuất theo phương pháp hữu cơ từ năm 2012 ngay trên vườn hồ tiêu 3.000 trụ của gia đình. Đến năm 2017, sản phẩm hồ tiêu của anh đã được test mẫu kiểm định và là một trong 2 vườn hồ tiêu của tỉnh đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn organic phải tuân thủ các quy tắc và quy trình nghiêm ngặt. Đơn cử như để cải tạo đất trồng, chống xói mòn, tôi đang hướng tới thực hàn h nông nghiệp tái tạo, không dùng phân vô cơ hoặc hóa chất mà sử dụng phân xanh từ thực vật. Từ khi theo đuổi quy trình canh tác hữu cơ, tôi nhận thấy giống tiêu sẻ địa phương có những ưu điểm cực kỳ phù hợp với mô hình này” – anh Công cho biết. Theo nhận định của anh Công, nếu khôi phục trồng giống tiêu sẻ địa phương, kết hợp với sự hiểu biết của người nông dân với
mô hình canh tác hữu cơ sẽ mang lại lợi ích thiết thực.

Bởi lẽ, với những đặc tính nổi trội như dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, năng suất, sản lượng ổn định, khả năng kháng bệnh tốt, chịu hạn, có khả năng tái sinh thì ngay cả khi giá hồ tiêu chỉ còn 60 ngàn đồng/kg như hiện nay, người trồng vẫn có thể sống được.

“Sản phẩm đạt tiêu chuẩn organic phải tuân thủ các quy tắc và quy trình nghiêm ngặt. Nhờ có đủ kiên trì và quyết tâm nên tôi mới đạt được những bước đầu khả quan như hôm nay.”

Tiêu sẻ Lệ Chí “khoác” màu áo mới

Nếu ai ghé thăm HTX Nam Yang (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đều không khỏi bất ngờ bởi cách mà người dân nơi đây đang cùng nhau gây dựng lại giống tiêu sẻ Lệ Chí, trồng theo phương pháp hữu cơ hướng đến một nền nông nghiệp xanh và sạch.

Nghe câu chuyện cách đây 3 năm, HTX Nam Yang ra đời vào thời kỳ hồ tiêu “bi đát”, dịch bệnh hoành hành, tiêu rớt giá thê thảm khiến không ít người hoài nghi về mức độ thành công của mô hình này. Tuy nhiên, bằng hướng đi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên vườn tiêu của HTX vẫn tươi tốt, mang lại giá trị cao.

Đến nay, nhờ mạnh dạn làm tiêu hữu cơ và các tiêu chuẩn an toàn, HTX Nam Yang đã có những sản phẩm chất lượng cao đưa ra thị trường với thương hiệu Tiêu Lệ Chí được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Điển hình như tiêu hữu cơ (sạch 600 chất) gồm tiêu đỏ, tiêu sọ, tiêu đen, tiêu xanh; tiêu sạch (sạch 30 chất) gồm tiêu đỏ, tiêu sọ, tiêu đen, tiêu xanh, tiêu xanh chuỗi, tiêu xanh sấy khô, tiêu vàng, tiêu đa màu, tiêu xanh ngâm mắm, tiêu xanh chua ngọt… và các dòng tiêu VietGAP.

Đáng chú ý, bộ 3 sản phẩm hồ tiêu đỏ, hồ tiêu sọ, hồ tiêu đen Lệ Chí được công nhận là sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Tháng 3/2019, tổ chức Chứng nhận quốc tế Control Union cấp chứng nhận hữu cơ USDA và EU cho các sản phẩm hồ tiêu của HTX.

Để có được thành công, ông Nguyễn Tấn Công- Chủ tịch HĐQT HTX Nam Yang cho biết: Ngay sau khi thành lập, bà con nông dân trong HTX tích cực đi tham quan, học hỏi những mô hình sản xuất nông sản hữu cơ, nông sản chất lượng cao tại các tỉnh, tham gia các hội nghị, hội thảo, gặp gỡ các chuyên gia trong và ngoài nước về nông nghiệp hữu cơ… Qua đó, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để  triển khai vào sản xuất của HTX.

“Con đường xây dựng thương hiệu và làm tiêu hữu cơ thật gian nan. Nhưng giờ đây thành quả mà chúng tôi nhận được thật xứng đáng với công sức đã bỏ ra.”

Sau một thời gian học hỏi, đến niên vụ 2017- 2018, HTX Nam Yang đã có một vườn tiêu 1,5 ha được Tổ chức Chứng nhận quốc tế Control Union cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và EU. Toàn bộ sản lượng gần 7 tấn của vườn tiêu được Cty TNHH Hồ tiêu Việt bao tiêu với giá 120.000 đ/kg, cao hơn so với giá thị trường tới gần 2 lần.”Mặt khác, chúng tôi cũng đã mạnh dạn tiếp cận những doanh nghiệp thu mua nông sản sạch chất lượng cao, nông sản hữu cơ của các Công ty Nedspice, Gia vị Sơn Hà, Hồ tiêu Việt… nhằm tìm kiếm đầu ra ổn định với giá tốt”- ông Công cho biết.

Với thành công ban đầu đó, HTX tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng quy mô sản xuất tiêu hữu cơ. Trong niên vụ 2018- 2019, HTX đã có gần 16 ha tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và EU, với sản lượng gần 60 tấn.

Hợp tác cùng FoodConnect đưa sản phẩm đến tay
người Việt

Với nhu cầu dùng nông sản hữu cơ rất lớn trong thị trường nội địa, FoodConnect cùng gia đình anh Công – chị Nga và HTX Nam Yang đã quyết tâm đưa sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí cùng chiến dịch “Yêu nông sản Việt” đưa tiêu an toàn đến tay người tiêu dùng Việt. Để mỗi món ăn của gia đình người Việt trở nên lành mạnh hơn, đưa nguồn sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý nhất đến tận tay người dùng. 

Người Việt Nam phải được dung hàng chất lượng của Việt Nam. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để đóng góp phần nào vào việc nâng cao giá trị cho nông sản Việt. Hơn hết, thông qua đó sẽ nâng cao ý thức, làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động sản xuất bảo đảm chất lượng sản phẩm phía người bán cũng như một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong việc chọn lựa sản phẩm an toàn; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sức cạnh tranh thực phẩm tại thị trường trong nước. 

                                                                                                  www.foodconnect.vn

 
            

“Mát mắt” với vườn cây ăn trái của nữ cán bộ xã về hưu

Ea Ngai là xã vùng sâu của huyện Krông Búk (Đắk Lắk). Điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Tận dụng đất nhà có sẵn, cô Nguyễn Thị Tấn cán bộ hưu trí xã đã trồng xen canh nhiều loại trái cây, là tấm gương cán bộ nghỉ hưu làm kinh tế giỏi. Cô chính là động lực để bà con trong buôn làng noi theo.

 

Không ngừng lao động khi đã về hưu

Nghỉ hưu đã được hơn 4 năm nhưng cô Tấn (nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Pơng Drang – Krông Búk – Đắk Lắk) ở xã Ea Ngai vẫn hàng ngày tham gia trồng trọt, chăn nuôi cùng với gia đình. Cùng với công tác xã hội ở địa phương, hàng ngày cô vẫn đi rẫy nương để chăm sóc cà phê, bơ, sầu riêng, tiêu… Hiện nay gia đình cô có 1.800 cây cà phê, 1000 trụ tiêu, 50 cây bơ và hơn 150 cây sầu riêng trồng xen canh trên diện tích 2ha đất. Không những vậy, cô còn tận dụng đất nhà để trồng thêm các loại cây hoa màu ngắn ngày như: gừng, nghệ, đậu phộng,… Thu nhập hàng tháng của cô luôn ổn định và dư giả hưởng tuổi già cùng con cháu.

Cô chia sẻ: “Cô xin nghỉ hưu sớm vì sức khỏe một phần, vì thích thú với vườn tược là chính. Thời gian rảnh cùng với gia đình chăm lo lao động sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế. Do vợ chồng đều đã có tuổi nên cô chú mới về vườn ở xã Ea Ngai để gần con gần cháu và gần anh em, tiện chăm nom qua lại vừa sung túc cùng gia đình”.

Trồng cây ăn trái thuận tự nhiên, bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng

Nông sản Đắk Lắk có rất nhiều loại nổi tiếng: bơ booth, bơ 034, sầu riêng, cà phê,… gia đình cô đủ cả. Nhưng điều đáng nói, vườn trái cây nhà cô được chăm sóc một cách thuận tự nhiên, cây cối tự sinh sôi nảy nở mà không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa học. Cô tâm sự, trái cây bây giờ ngâm thuốc rất nhiều, người dùng thì e ngại khi mua, người trồng thì bệnh tật đau ốm vì tàn dư của thuốc; vợ chồng cô sợ lắm, lỡ cháu mình có qua nhà chơi cũng không dám dắt ra vườn. Giờ thì khác rồi, con cháu ra thăm vườn leo trèo hái bơ hái sầu riêng ăn thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liên kết các thành viên trong gia đình cùng làm nông sản sạch

Không dừng lại ở đó, cô Tấn còn vận động anh em, con cái trong nhà cùng cô làm vườn cây bơ theo hướng thuận tự nhiên, chỉ tỉa cành, tưới nước khi cần, còn lại để cây tự phát triển. Hiện tại, vườn của gia đình cô được hơn 20Ha, nằm gần nhau trong cùng xã. Mỗi đợt bơ chín, cô cùng con gái của mình bán cho thương lái hoặc bán qua mạng xã hội đa dạng thêm nguồn tiêu thụ. Lứa bơ booth năm nay do thời tiết không thuận, năng suất không đạt, gặp đợt dịch Covid-19 giá giảm nặng, cô Tấn chia sẻ: “Mọi năm vườn bơ nhà cô đạt 6-8 tấn, năm nay thời tiết không thuận lợi, gặp mưa hoa không đậu trái nên chỉ được tầm 2-3 tấn. Gặp giá năm nay chỉ có 15.000-20.00/kg, thấp hơn năm ngoái hơn nửa giá. Bơ booth ngon, béo và nhiều chất bổ dưỡng nhưng gặp giá thấp như thế này mà vẫn không bán được, thật buồn cho bà con.”

Cùng Food Connect đem đặc sản bơ booth Đắk Lắk đến gần hơn với người tiêu dùng

Được cơ hội ghé thăm vườn nhà cô Tấn, Food Connect thật bất ngờ khi vườn bơ nhà cô được chăm sóc kĩ càng bởi chính bàn tay vợ chồng hưu trí. Sản lượng bơ trong vườn năm nay không được nhiều, giá lại thấp,… cô Tấn luôn mong muốn tìm đầu ra cho cây bơ của gia đình, giúp người tiêu dùng sử dụng được những trái bơ chất lượng, không qua thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.
Người tiêu dùng có niềm tin vào nguồn cung nông sản thuận tự nhiên uy tín, để có được điều đó, phía cung ứng nông sản phải xây dựng được lòng tin, cam kết sản phẩm chất lượng an toàn dành cho người tiêu dùng.

Hiện tại Bơ Booth vườn nhà cô Tấn đã được Food Connect liên kết và có mặt tại TP.HCM. Những trái bơ ngon – lành sẽ được chuyển tận tay người tiêu dùng an tâm thưởng thức với mức giá phù hợp nhất. Mọi người hãy nhanh tay đặt hàng ủng hộ cô Tấn, ủng hộ đặc sản bơ booth nổi tiếng của núi rừng Tây nguyên nhé.

                                                                                                                                     www.foodconnect.vn

Chi tiết bài viết

Nông dân thay đổi tư duy canh tác vì một nền nông nghiệp sạch

Tại Bình Thuận, cây thanh long được xem là cây trồng chủ lực của địa phương. Nhiều năm nay, thanh long là cây trồng giúp hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận tăng thêm thu nhập và làm giàu, góp phần làm khởi sắc nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Gần đây, nông dân Bình Thuận đã cảm nhận rõ sự bấp bênh về đầu ra của trái thanh long do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thị trường trong nước và ở các thị trường mới như châu Âu rất lớn nhưng việc đảm bảo chất lượng thanh long “sạch” thì ít nông dân “dám làm”.

Hiện một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình Thực hành Nông nghiệp tốt Toàn cầu (GlobalGAP) để có thể xuất khẩu đến nhiều thị trường. Trong số đó, tại xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam, 5ha thanh long đạt chuẩn GlobalGAP ông Trác Anh cũng đang vào vụ thu hoạch sau thời gian dài đầu tư chăm sóc. Là cán bộ hưu trí Tiên phong trồng thanh long GlobalGAP. Ông có kinh nghiệm hơn 13 năm trồng cây thanh long, ông Trác Anh – Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ – Sản xuất thanh long Bình Thuận luôn mong muốn đưa nguồn thanh long sạch đến với người tiêu dùng. “Hiện nay, việc canh tác thanh long theo hướng VietGAP hay GlobalGAP hướng đến sản xuất bền vững xu thế tất yếu trong thời kinh tế hội nhập, Bình Thuận cần sản xuất theo hướng an toàn – đảm bảo sức khỏe cộng đồng, mới mong được nhiều nước chấp nhận.” Ông Trác Anh chia sẻ

                                                                                                                                                                       www.foodconnect.vn

Chi tiết bài viết

Bài 6: NỖ LỰC KẾT NỐI TIÊU THỤ NÔNG SẢN

Trong khi trồng trọt đã tương đối phát triển và ngày càng chuyên nghiệp thì hầu hết các loại nông sản của tỉnh vẫn ra thị trường trên con đường khá bấp bênh. Do đó, các cấp hội nông dân trong tỉnh đang tìm kiếm thêm sự kết nối giữa nông sản với thị trường.

Câu chuyện về giá chuối

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, hiện nay, cây chuối của huyện đã phát triển lên gần 1.000ha. Chuối được trồng nhiều do rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, cũng như trình độ canh tác của đa số người dân, chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn so với một số cây trồng khác như: sầu riêng, măng cụt… Tuy nhiên, giá thu mua chuối lại “nhảy múa” với biên độ dao động rất lớn. Giữa năm 2018, chúng tôi gặp một nông dân đang gùi khoảng 30kg chuối từ rẫy về nhà, lội qua con suối sâu đến thắt lưng ở xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn. Ông này chia sẻ, do rẫy ở xa, không có đường giao thông nên mỗi ngày đi làm rẫy về ông đều gùi 1 gùi chuối ra bán. Điều bất ngờ là với khoảng 30kg chuối, được thu hoạch, vận chuyển vất vả như vậy, nhưng chỉ bán được chưa đầy 40.000 đồng. Đó là thời điểm giá chuối trên thị trường đang giảm kịch sàn, thương lái chỉ thu mua với giá hơn 1.000 đồng/kg đối với những buồng chuối đẹp. Vậy nhưng, vào các dịp lễ, Tết, chẳng hạn như đợt Tết Nguyên đán 2019, giá chuối có khi lên tới 20.000 đồng/kg, còn phổ biến ở mức 10.000 đồng/kg.

Phiên chợ nông sản do Hội Nông dân tỉnh tổ chức là một trong những kênh kết nối nông sản với thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn cho biết, tuy có diện tích lớn và là cây trồng phổ biến ở Khánh Sơn, nhưng chuối vẫn chưa có được đầu ra ổn định. Nhiều lúc tiền bán chuối không đủ công thu hoạch. Cũng có khi thị trường hút hàng, giá tăng vọt lên gấp 10 – 20 lần rồi lại nhanh chóng lao dốc. UBND huyện đã tổ chức một số đợt kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ chuối ở trong và ngoài tỉnh nhưng kết quả chưa như mong đợi.

Không chỉ cây chuối, hầu hết các loại nông sản hiện nay đều rơi vào tình cảnh tương tự. Xoài Cam Lâm, tỏi Ninh Hòa, Vạn Ninh… là những ví dụ điển hình.

Kết nối thị trường

Với vai trò của mình, những năm qua, đặc biệt là trong năm 2019, Hội Nông dân tỉnh luôn trăn trở việc hỗ trợ hội viên nông dân kết nối với thị trường.

Theo ông Lê Quốc Toàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp Hội Nông dân tỉnh, tại trung tâm đang xúc tiến xây dựng gian hàng nông sản. Đây sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu và kinh doanh các loại nông sản chủ lực của tỉnh. Qua tìm kiếm, kết nối, trong ít ngày tới, một doanh nghiệp ở Nhật Bản sẽ tiến hành khảo sát tại một số vùng đang trồng tỏi ở Khánh Hòa, nếu đáp ứng được các điều kiện về sản lượng, chất lượng, quy trình canh tác, doanh nghiệp này sẽ ký kết tiêu thụ với nông dân.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, Phiên chợ nông sản Khánh Hòa năm 2019 dự kiến được tổ chức vào tháng 7 là một cơ hội để quảng bá, giới thiệu nông sản của nông dân ra thị trường. Hội sẽ mời các siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản lớn trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết.

Bên cạnh đó, hội tiếp tục tổ chức cho hội viên đi học tập trong và ngoài nước. Trong đó, nội dung nổi bật là sang Nhật Bản để học hỏi mô hình tiêu thụ nông sản. Còn trong nước, hội sẽ tổ chức học tập mô hình kết nối cung cầu ở một số tỉnh phía nam. Ngoài ra, dự kiến vào quý IV năm nay, lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh sẽ đối thoại với nông dân. Đó sẽ là dịp hội có thể kiến nghị về các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thị trường nông sản, hỗ trợ nông dân đưa nông sản ra thị trường…

Tuy nhiên, trong vấn đề tiêu thụ nông sản, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, nông dân cũng cần phải dần thay đổi về quy trình, cách thức, mô hình sản xuất của mình, nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lớn hơn, ổn định hơn.

Theo Báo Khánh Hòa

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Tôi là doanh nghiệpTôi là Nông Dân



ĐẶT mua

Nhân viên Foodcoonect sẽ gọi lại để xác nhận sau khi nhận được đơn hàng!